>>> Cho thuê xe cưới mui trần Hà Nội dịch vụ cho thuê xe cưới giá rẻ nhất hiện nay
Các lễ cưới hỏi của người kinh
-Nghi thức Ăn hỏi hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi tân nương, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ . Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày nghi thức ăn hỏi, phải có báo hỷ, chia trầu.
Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai mang đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Các đồ lễ gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, gia đình định luôn ngày cưới.
-Nghi thức cưới - Thành hôn gồm các nghi lễ dưới đây:
+Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để rước dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Bố mẹ chồng sẽ trao nữ trang cho cô dâu lúc làm lễ ở nhà gái để cô dâu có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới.
+Nghi thức xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (nữ) sang nhà gái để xin được rước dâu. Lễ vật trong đám cưới của người Việt thường là tráp đựng trầu têm cánh phượng.
+Nghi thức rước dâu: Nhà trai đưa đoàn sang nhà gái đón dâu về, thường đi bằng xe.
Rước dâu vào nhà
Lễ tơ hồng
Trải giường chiếu
Nghi thức hợp cẩn
Tiệc cưới
>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ , cho thuê xe 4 chỗ đi đón dâu cùng đoàn
-Lễ lại mặt: Lễ do chú rể mang về nhà gái sau đám cưới từ 2 đến 4 hôm như một lời cảm ơn bên thông gia.
Với những nghi thức cưới hỏi của người kinh mà chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn! Chúc các cặp đôi có một đám cưới hạnh phúc, một đám cưới trọn vẹn và viên mãn nhất
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.