Buôn Mê Thuột thu hút khách du lịch và những kinh nghiệm đi du lịch Buôn Mê Thuột
Đức vinh Trans xin được giới thiệu qua về điểm du lịch Buôn Mê Thuột và chia sẻ những kinh nghiệm cho quý khách tham khảo để có chuyến đi thuận lợi và vui vẻ.Buôn Mê Thuột là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắc Lak, đây cũng là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số tá đô thị loại một trực thuộc tỉnh của Việt Nam
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Buôn Mê Thuột là một vùng đất giàu văn hóa, hay còn có thể gọi đây là một kho tàng về các di sản phi vật thể, với rất nhiều nét đẹp văn hóa được UNESCO công nhận.
Văn hóa cồng chiêng có lẽ là nổi bật nhất. Từ khi mới sinh ra, những người con Tây Nguyên đã bắt đầu một cuộc sống với rộn rang tiếng cồng chiêng bắt đầu trong những ngày lễ đặt tên, lễ thổi tai. Khi lớn lên, thì tiếng cồng chiêng lại trở thành món ăn tinh thần trong những ngày lễ hội của dân tộc, họ muốn gửi gắm những ước nguyện, tâm hồn mình vào trong tiếng cồng, tiếng chiêng hùng hồn. Đến khi một người lìa xa cõi đời, tiếng cồng chiêng cũng như một sự tiễn biệt trân trọng đối với người đó. Chính bởi những ý nghĩa sâu xa như thế, mà văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể.
Sử thi cũng là một nét đẹp khác của người Buôn Mê Thuột. Đây là những câu chuyện truyền miệng, thông thường kể về các nhân vật được coi là cha mẹ của buôn làng, hình thức giống như truyền thuyết. Ngoài ra, Buôn Mê Thuột cũng có nhiều câu chuyện thần thoại, truyện cổ, vần…được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Tượng gỗ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nhưng tâm linh của dân cư thành phố này, nó miêu tả lại cảnh đời sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người, vì thế có phần gần gũi với cuộc sống

Cồng chiêng, một trong những giá trĩ tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây

Theo như kinh nghiệm của chúng tôi quý khách đến Buôn Mê Thuột bằng đường bộ hoặc đường hàng không .
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay gồm có
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Đến buôn ma Thuột quý khách chơi gì đấy:
Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột,Bia Lạc Giao, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk.

Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột
Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê...Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp...
Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.

Cây Kơnia cổ thụ
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

Cây kơnia trung tâm Buôn Mê Thuột
Thủ phủ cà phê
Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA, ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch).
Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê.
Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê".
Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột.
Mời đi uống cà phê.
Ở Đắk Lắk, việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê.
Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá...
Lễ hội Cà phê
Là một lễ hội được tổ chức để tôn vinh cây cà phê, một loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ Cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk lắk. Lễ hội được nhà nước công nhận và cho phép tổ chức đều đặn hàng năm.
Buôn AKô Đhông

Buôn AKô Đhông trong những ngày lễ hội
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống , hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Rừng Buôn Mê

Bến nước Buôn Mê

Sông serepok tang tình
Hình ảnh Buôn Mê Thuột

Cưỡi voi qua sông
Sông Serepôk

Hồ Dakmil

Cây cầu treo ở Bản Đôn
Ngoài địa danh tham quan những nổi tiểng quý khách khi đến nơi đây còn thưởng thức món ăn ngon của sứ bản đôn:
Bánh canh bột lọc : Quán Cô Liên ngã 4 Trần Phú - Lê Hồng Phong. Quán bà Mỹ (trong chợ, khúc bên đường Ama Trang Long, chỉ bán buổi sáng)
Bánh bột lọc : Đường Ama Thao (quá nổi tiếng), nếu bạn nào có time rảnh thì chạy xe xuống Đạt Lý ăn bánh bột lọc (3 quán quán nào cũng ngon)
Chuối chiên : Khu trường Cao Đẳng Sư Phạm (không nói gì thêm), đường Đào Duy Từ, bùng binh Nguyễn Du - Lê Duẩn (bán từ 17h-22h, trời mưa ko bán)
Gỏi khô bò : đường Phùng Chí Kiên (đối diện Net Hello, gần trường Chu Văn An), đường Lý Thường Kiệt, quán cô Út (gần trường Phạm Hồng Thái)
Bún cá Nha Trang : Cuối đường Hai Bà Trưng (gần Nguyễn Văn Trỗi, xưa là quán dưới đường Lý Thường Kiệt)
Cháo : Hồ bơi cung văn hóa, đường Hoàng Diệu (dưới ngã 4 Phùng Chí Kiên - Hoàng Diệu), ban đêm có cháo trắng ở Y Jut.
Xôi gà : Trên khu chợ Phan Chu Trinh (hồi xưa nằm ngay gần trường Trường Sơn), cổng trường Chu Văn An, trường Tiểu học Ngô Quyền.
Ốp la, Bò né : Bánh mì cô Khang đường Bà Triệu, đường Lê Thánh Tông (ngay ngã 3 Lê Thánh Tông - Bà Triệu)
Xôi cúc, xôi đậu xanh, xôi đậu đen : Cổng trường Tiểu học Võ Thị Sáu (từ 6h-9h), chợ Tân An, chợ Thăng Long
Buôn Mê Thuột đang trào đón quý khách đến thăm quan và khá phá điều kỳ diệu ở sứ Bản Đôn tuyệt vời này.
Đức Vinh Trans chúc quý khách có hành trình Hà Nội Buôn Mê Thuột vui vẻ và thành công!!!
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.